Thời tiết thay đổi thất thường
Công việc áp lực lâu nay
Anh em vợ chồng cha mẹ thường xuyên mâu
thuẫn
………… Hàng tỉ tỉ tỉ lý do khác làm bạn bị
stress và dẫn đến bệnh tật. Thì thỉnh vị này về thờ nhe.
Phật Dược Sư.
Người Thái thường gọi là Phra Kring. Phra là Ngài với nghĩa tôn kính. Kring là lắc kêu tựa như tiếng ring ring của
chuông xe đạp.
Phra Kring thực ra có nhiều hình dáng. Từ ông Pidta đến
ông Chư Thiên đều có thể là Phra Kring. Thông thường, ý nghĩa Việt dịch ban đầu
của Phra Kring được các sư Việt dịch lại là Phật Dược Sư vì trước tiên, Phra
Kring có tính chất bảo hộ, khôi phục sức khỏe.
Hình dáng thường thấy của Phật Dược Sư là vị phật, Tay
trái đặt trong lòng bụng, phía dưới rún một tẹo. Phía trên có đặt bình hồ lô
(bình này chứa đan dược). Tay trái có dạng bắt quyết, có dạng để ngửa hờ ra.
Tay phải đặt lên đầu gối hoặc có dạng tạo thành Ấn Xúc Địa (ý nghĩa của Ấn Xúc
Địa thì Thai232 sẽ giải thích ở bài viết khác nghen).
Phía trước Bụng hoặc sau lưng của Phật Dược Sư có chữ
phù, Bên dưới đáy tượng cũng có chữ phù, tùy theo môn phái. Nhưng vẫn là biến
thể của các chứ cơ bản theo tiếng Việt là "Na Mô Phật Đà Da" tạo
thành chữ phù. Nếu là đồ do chùa Thái làm thì phải có tên chùa và năm Phật Lịch
làm ra amulet này.
Trên là đặc điểm nhận dạng Phật Dược Sư. Có khoảng 7-9
hình dạng khác nhau của Phật Dược Sư này như : ngồi trên sen, trên linh thú,
trên rồng, hoặc hình dạng thiên vương đội mão….
Vậy thì Phra Kring và Phật Dược Sư liên quan thế nào ? Có
nhiều người lầm tưởng chuyện này.
Thực ra, Kring là một vật nhỏ như viên bi xe đạp được bỏ
vào tượng (còn gọi là amulet) Phật hoặc Chư Thiên, hoặc vị Somdej nào đó. Tùy mỗi
trường phái và mỗi chùa bên Thái có cách làm đặc trưng. Nhiều người kinh doanh
đồ tâm linh Thái Lan cũng chưa hiểu rõ vấn đề này nên làm tùm lum kiểu tự sáng
tạo nhằm đáp ứng nhu cầu độc, lạ của khách.
Kring được đặt vào trong lòng tượng Phật Dược Sư là hình
dáng thông dụng nên gọi luôn Phra Kring là Phật Dược Sư. Phra Kring đặt vào
trong tượng vị khác cũng không lẽ gọi luôn là Phật Dược Sư nè ? Vì vậy, nên có
chuyện nhầm lẫn chỗ này.
Thông thường, Người ta dùng Leklai (một dạng khoáng vật
có tánh linh, dạng này Thai232 cũng sẽ kể ở bài viết khác nghen), đá quý (cái
này thì ít dùng hơn), bi thép, hoặc xá lợi của vị tu chứng đắc nào đó để làm
Kring. Còn đồ nhái, đồ ếch cóc gì đó thì đủ kiểu Kring này. Cái hay của Kring
này là sức hấp thu của lời kinh, lời chúc nguyện của vị thầy rất mạnh nên làm
cho sức linh của tượng mạnh hơn. Thậm chí có sư thầy còn viết kinh chú vào
vàng, bạc, chì, đồng rồi cuộn tròn nhỏ lại và nhét vào tượng để thêm phần linh ứng.
Trở lại vấn đề Phật Dược Sư. Không phải cứ mua được tượng
của Ngài là có thể trị bá bệnh hoặc sức khỏe mạnh và bền bỉ như Pin Energizer.
Tượng này phải được vị sư thầy chúc nguyện, gia trì lời kinh chú vào tượng và
phải cấp cho đúng người, đúng tên tuổi. Sau đó, tùy vào phúc đức và duyên lành
với nhau mà phát huy sự linh ứng. Tuy nhiên, không phải bệnh nặng đeo thờ ngài
phải hết bệnh mà phải theo luật nhân quả nữa. Ai không hiểu vấn đề này, đang bệnh
đeo vào không thuyên giảm rồi bắt đền ông thầy hoặc trách ông thầy thì mang tội
về sau khó mà gỡ.
Người nào được cấp để đeo, thờ Phật Dược
Sư thì phải tuân theo chỉ dẫn của ông thầy. Tùy theo mỗi môn phái mà chỉ dẫn
khác nhau. Nhưng tựu chung vẫn là ngũ giới cấm nhà phật như : Không sát sinh,
không nói dối, không trộm cướp, không tà dâm, không say xỉn hoặc không bất hiếu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét